Những bộ phim Việt Nam bị thủng lưới vì pr

Poly's Blog

Mấy hôm nay lùm xùm vụ Trấn Thành và Hari Won, nhiều nghi ngờ rằng câu chuyện này là mục đích truyền thông pr cho bộ phim mà cả 2 đóng vai chính sắp chiếu. Ngay cả đạo diễn của phim cũng vào FB poly nói rằng rất buồn khi thấy mọi người nghĩ rằng đây là câu chuyện pr cho phim. Poly sẽ không bàn về chuyện thật sự đây có phải là kế hoạch truyền thông hay không. Mà như nhiều phản ứng của khán giả trên mạng XH rằng họ sẽ tẩy chay bộ phim này bởi vì scandal của 2 diễn viên chính. Poly sẽ bàn về những bộ phim đã bị bộ phim pr làm cho trở nên xấu đi trong mắt khán giả.

[​IMG]

View original post 1,199 more words

Ultron vs. The Vision: Những kẻ muốn lấy mạng nhau lại hiểu nhau nhiều nhất

Bài viết cho Avengers: Age of Ultron, đây là bản đã gửi Kênh 14: http://kenh14.vn/cine/ultron-v-the-vision-hai-tri-ky-khong-doi-troi-chung-cua-sieu-pham-avengers-2-20150428112554376.chn

Tuy không phải tuyến chính trong Avengers 2, nhưng kẻ phản diện Ultron cùng người hùng mới The Vision lại khiến người xem đồng cảm bởi sự liên kết kỳ lạ của họ.

Ngoài sự xuất hiện của cặp song sinh hùng mạnh nhà Maximoff, Avengers: Age of Ultron còn giới thiệu thêm một siêu anh hùng đầy bí ẩn là The Vision – vốn là con át chủ bài của Tony Stark nhằm chống lại “đứa con hoang đàng” Ultron Chỉ xuất hiện từ 1/3 thời lượng cuối phim, nhưng có vẻ như Vision là một đối thủ xứng tầm không chỉ với sức mạnh mà còn là tư tưởng. The Vision khiến một kẻ ngạo mạn như Ultron cũng phải thầm nể phục, và cũng là kẻ duy nhất thấu hiểu và ở cạnh bên hắn đến phút cuối cùng.

Phim mở đầu bằng một trường đoạn hành động, kih nhóm Avengers tấn công trụ sở tàn dư phe H.Y.D.R.A. Nhằm thu hồi lại cây quyền trượng của Loki. Tony Stark đã bí mật nghiên cứu vật quý này, sử dụng công nghệ khoa học ngoài hành tinh của nó để hoàn thiện “Chương trình Ultron”. Ban đầu là một trí thông minh nhân tạo được tạo ra với mục đích hòa bình, nhưng tư tưởng của Ultron dần lệch lạc khi cho rằng phương án bảo vệ thế giới tốt nhất là sự diệt vong của toàn nhân loại. Sai lầm của Tony Stark có thể đẩy 6 tỉ con người lâm vào tình trạng nguy kịch, nhóm Avengers phải hợp lực cùng nhau đối đầu với kẻ thù mới. Nam diễn viên Paul Bettany vốn lồng tiếng cho J.A.R.V.I.S trong các phần trước sẽ thủ vai The Vision trong phần này.

Mối quan hệ phức tạp giữa Ultron và The Vision tuy không có nhiều thời lượng để phát triển, nhưng cũng đủ “sâu” khiến dàn diễn viên “con người” cũng trở nên nhạt nhòa. Trong nguyên tác truyện tranh, Ultron là do tiến sĩ Hank Pym (tức Ant-Man) tạo ra chứ không phải “con chung” của Tony Stark và Bruce Banner như trên phim. Tương tự, The Vision là một người máy sinh học được chính Ultron tạo ra nhưng sau đó lại làm phản, hoàn toàn không liên quan gì đến J.A.R.V.I.S. Chúng vẫn có một “lịch sử” đối đầu nhau, nhưng không thể sâu sắc như khi có cùng “bố chung” Iron Man.

“Ultron là một kẻ độc đáo, hắn mang trên mình nỗi đau. Và rồi nỗi đau của hắn sẽ lan rộng ra cả thế giới”, đấy là những lời trân trọng đầu tiên mà The Vision thốt ra thay cho sự khinh miệt khi nói về “gã anh trai” độc ác của mình. Nếu Ultron là một kẻ yêu hòa bình đến cực đoan, thì The Vision/ J.A.R.V.I.S chính là phần “cái thiện” mà hắn muốn loại bỏ để trở nên hoàn hảo. Trận chiến của The Vision và Ultron phần nào lại phản ánh sự đối lập tư tưởng ngày một nghiêm trọng giữa Captain America và Iron Man trong thời điểm hiện tại, phần nào gợi mở cho sự kiện Civil War ra mắt vào năm sau.

“Cáo sinh con thì vẫn là cáo”, dù có cố phủ định bao nhiêu thì Ultron vẫn có tính cách cao ngạo, thực dụng, cùng óc hài hước y hệt “cha” mình. Bản thân Tony Stark đến phần này cũng theo đuổi giấc mộng hòa bình đến mức sẵn sàng đánh đổi tất cả, nội tâm của anh mờ đục nhiều hơn chứ không còn vô ưu vô lo như những phần trước. Còn Captain America và The Vision thì cứ mãi bị gọi là “những kẻ ngây thơ”, mơ ước viễn vông về một thế giới đại đồng sạch bóng chiến tranh.

Trận chiến giữa Ultron và The Vision ở cuối phim vì thế không còn là sự va chạm đơn thuần của những cơ thể nhân tạo, mà đó là như lời tuyên bố chắc chắn rằng vũ trụ Marvel đã bắt đầu bước vào một thời kì tâm tối hơn. Đó đã không còn đơn thuần là chiến trường thiện-ác dành cho trẻ con, mà đã là trân thư hùng một mất một còn của những tư tưởng không thể đi chung đường được nữa.

Và khi tàn cuộc, giữa khung cảnh rực nắng rạng chiều vốn chỉ hợp để miêu tả cho những cuộc chia ly, có hai chiến binh mắt đối mắt nhau lần cuối. Kẻ chiến thắng như cố kéo dài thời gian tiếc nuối trước tung đòn kết liễu, còn kẻ bại như nở một nụ cười thanh thản khi được tiễn đưa về hư vô bởi người hiểu hắn nhất.

Họ nói về những lý tưởng trái ngược nhau, nhưng lại luôn trả lời đối phương bằng cách gật đầu.

Ultron – Ác quỷ người máy sinh ra từ giấc mộng hòa bình

Kẻ thù tiếp theo của nhóm Avengers – trí tuệ nhân tạo siêu việt Ultron sẽ khiến cho việc họ phải đối đầu với trò khủng bố của Loki trong phần một chỉ như một…”màn dạo chơi”. Đối mặt với Ultron là cơn ác mộng mà mọi anh hùng sẽ phải cào cấu điên cuồng để được thức dậy.

Tội ác của người cha

Có đến vô vàn những câu chuyện kể về sự ra đời của loài quỷ dữ. Một trong số chúng kể rằng quỷ ác vốn là đứa trẻ do chính con người tạo ra. Trong phiên bản truyện tranh của Marvel, Ultron là sản phẩm của Tiến sĩ Hank Pym/ Người Kiến; còn trong phiên bản điện ảnh, Chương trình Ultron là một trí tuệ ảo do “Người Sắt” Tony Stark tạo ra để thay thế mình bảo vệ thế giới.

The Matrix, The Terminator,…như mọi câu chuyện về trí thông minh nhân tạo khác, Ultron dần đủ thông tuệ để nhận ra những con “virus” đang tàn phá địa cầu chính là…loài người. Và câu trả lời cuối cùng của Ultron dành cho bài toán cân bằng Trái Đất này chính là “Tuyệt – Diệt!” Sự diệt chủng của loài người yếu đuối và sự trỗi dậy của đế chế Ultron siêu phàm.

“Chào bố Tony, con, Ultron đã trở về!”

Khối kim loại lạnh lẽo, cùng gương mặt chính nghĩa móp méo đã trở thành cái miệng cười man rợ ấy kéo lê thân mình trong hiên ngang vào phòng tiệc của Biệt đội anh hùng. Những khuôn mặt ấy biểu lộ sự ngạc nhiên, riêng đối với Tony Stark thì đó là nỗi kinh hoàng. Trí tuệ thiên tài đã cho nhà sáng chế cao ngạo này nhìn thấy một viễn cảnh u tối của 6 tỉ sinh mệnh trước “đứa con hoang đàng” của mình.

Ultron có gì mà đáng sợ đến vậy? Ngoài lớp vỏ bọc bằng kim loại bất hoại (vibranium hoặc adamantium), siêu sức mạnh, siêu trí tuệ, khả năng tự nâng cấp và nhân bản bản thân đến vô hạn?

Có lẽ thứ nguy hiểm nhất mà gã người máy điên cuồng này mang theo trong suốt quá trình “trưởng thành” của hắn chính là lí tưởng bảo vệ thế giới – một điều nghe quá thật quá nghịch lí. Thế nhưng trong bộ truyện Watchmen, người anh hùng vĩ đại nhất nước Mỹ là Ozymandias cũng sẵn sàng hi sinh một triệu người để cứu một tỉ người. Và thế là còn kẻ ác nào đáng gờm hơn những kẻ thực sự tin rằng chúng đang làm điều chính nghĩa?



Trên cái ngai sắt lạnh cô độc ấy,Ultron vẫn đang ngân nga bài ca của chú bé người gỗ Pinocchio, bằng cái chất giọng lạnh lùng đến bi thương của hắn:

“Giờ đây ta đã tự do

Đã đứt rồi những dây rối co ro…”

Những điều thường thấy trong phim của Nicholas Sparks

À thì sau khi edit bài về phim của Nicholas Sparks thì nhận ra 10 phim thì cả 10 đều có những điểm chung là:

1. Nam và nữ chính xuất thân từ tầng lớp khác nhau, đối mặt với định kiến của người thân và xã hội cùng sự phủ nhận giới tính, à không…

2. Tình yêu trái tuyến kiểu nữ đã có vợ nam đã có chồng, à không…

3.Cơn mưa luôn là bằng chứng cho việc họ đã giác ngộ tình yêu dành cho nhau. Hoặc kẻ thứ ba đã cầu mưa thành công…

4.Nam chính luôn làm động tác dùng hai khuỷu tay mình ôm chặt lấy khuôn mặt nữ chính, 10 phim như một.

5. Gần như luôn có phân đoạn chèo thuyền chèo đò. Làm mình nhớ đến cảnh Joker và Batman cùng chèo thuyền đến hang động tình yêu…

6.Tình yêu trong truyện của Nicholas Sparks luôn hướng đến vĩnh hằng, luôn khiến người xem hướng gần với hình ảnh cặp vợ chồng già ngồi nhìn nhau âu yếm.

7.Nhạc luôn hay, màu sắc luôn đẹp.

8.Ai chưa nhận ra thì mình đang pr trá hình cho The Longest Ride

9. Still better love stories than….

Con mẹ bán chewingum

Phanxine's World

Có một chuyện cười rất ‘kinh điển’ như sau:

Có một con mẹ bán chewin-gum trước cửa rạp chiếu phim. khán giả đi xem phim luôn được con mẹ này mời mọc. Ai mà không mua, con mẹ này phán ‘Chòi oi, phim này nè, thằng giết người chính là thằng làm vườn’. Nghe xong, bà con vô rạp xem dĩ nhiên cụt hứng vì chả còn gì bất ngờ nữa hết.

Có một chuyện có thiệt rất nổi tiếng ở Hàn Quốc như sau.

Hồi năm 1999, khi phim Sixth Sence công chiếu ở Hàn Quốc và rất ăn khách, có một thằng cha bị điên đứng trước cửa rạp, troong khi bà con đang xếp hàng háo hức vô xem, thằng cha này nhảy xổ ra là hét lên ‘Bruce Willis chính là con ma! Bruce Willis chết từ đầu phim’. Bà con phát điên lên vì cái…

View original post 142 more words

[Review] Những người viết huyền thoại

Nội dung: có thể mỗi mặt báo sẽ đặt ra một nội dung xêm xêm nhưng lại khác nhau: câu chuyện về chiến dịch mở đường ống đưa xăng dầu từ Bắc vào Nam chuẩn bị cho cuộc Đại tiến công Sài Gòn của tướng/thủ trưởng Dinh (Hoàng Hải), câu chuyện tình chớm nở đã vội tàn của người hùng Nghĩa Quốc Thái) và cô văn công Hà (Tăng Bảo Quyên) giữa làn bom lửa đạn,…Nhưng gom gọn lại, đây là câu chuyện mượn chiến tranh để điểm tô khoảng khắc hoà bình, mượn đạn dược xe tăng để nói lên tâm sự người lính.

Với một mở đầu kiểu dẫn truyện ngụ ngôn, NNVHT đã khiến tôi ngao ngán mà lầm tưởng rằng đây lại là một bộ phim mang tính tuyên truyền khác (phim nào mà chả tuyên truyền, ý tôi đang nói đến những bộ phim nhồi nhét chủ nghĩa anh hùng đến mức khó chịu). Sự ngộ nhạn ấy lại càng được ủng hộ khi một vị chỉ huy trong cuộc họp trình bày tình hình như đang trả bài cho phần kết luận của sách lịch sử cấp 3. Và rồi sự chỉn chu rập khuôn ấy bị cắt ngang bởi một giọng miền Nam ( không có ý gì đâu, tôi thích nghe giọng Nam trong một bộ phim mà gần hết diễn viên là nghệ sĩ miền Bắc thôi). Vị chỉ huy này lặn lội từ mặt trận miền Nam ra Bắc không phải để làm giáo viên dò bài, ông chỉ trích hết lời rằng không xăng dầu thì đánh lớn kiểu gì ( 1 đièu ít thấy trong phim nhà nước), và Huyền thoại bắt đầu khi tướng Dinh xoa dịu ông này, thổ lộ kế hoạch “xăng sẽ chảy dọc Trường Sơn” của mình.

Tướng Dinh không những giỏi như một người lính, ông uyên bác tựa học giả. Ông vui khi biết đứa con trai út cùng bạn gái nó sẽ tham gia chiến trường, nhưng vẫn mừng thầm trong bụng vì vẫn còn đứa con thứ ở lại hậu phương viết báo phục vụ cách mạng, “không phải chỉ cầm súng mới là có ích”. Một người nghiêm nghị, nhưng tướng Dinh không hề là một nhà cầm quân hà khắc, kể cả lúc trách móc sự bất cẩn của chiến sỹ, giọng ông vẫn hóm hỉnh như một người bạn thật lòng và tận tâm như một người thầy thông thái. Một nhân vật có thật, mà theo như đạo diễn là “giống như được tạo ra chứ không phải người bình thường”, một người cha hiền từ đúng hơn là một chỉ huy giỏi.

Chiến tranh ngoài đời thực luôn tàn khốc, nhưng không phải bộ phim nào cũng diễn tả được cái tàn khốc như vậy. Một số tác phẩm điện ảnh còn khiến người xem thích thú với chiến tranh hơn là việc lẽ ra phải ghê sợ nó. Riêng NNVHT, chiến tranh đáng sợ không phải là khi vượt qua biển lửa, mà là viễn cảnh phải nhảy vào biển lửa ấy. Luôn có một nỗi ám ảnh vô hình đeo bám lấy toàn bộ nhân vật, nó khiến Nghĩa không dám bày tỏ tìmh cảm của mình đến người anh yêu, không dám hứa hẹn bởi anh không đủ khả năng chắc chắn sống còn để làm tròn những lời hứa hẹn; nó khiến Đức (con trai út của tướng Dinh) phải tiếc nuối vì sao không làm đám cưới trước,… Và còn nhiều nữa, nên ta mới thấy thấm rằng chiến tranh chỉ hoa mỹ trong con mắt những kẻ chưa từng ra chiến trường, không ai muốn ý tưởng về một cuộc chiến nảy ra từ bất kỳ bộ óc nào cả.

Phim cũng thể hiện được rằng đạo diễn Bùi Tuấn Dũng rất tận tâm, bởi anh còn đi sâu vào khai thác những chi tiết mà “có bỏ qua cũng chẳng ai trách”. Trước khi xem phim này, tôi chưa hề có khái niệm về việc dùng pháo cao xạ, tôi không biết xăng có thể tạo sẹo lồi, tôi không biết đạn cưa đỉnh thì sức công phá sẽ cao hơn. Nếu có chi tiết nào khiến tôi không hài lòng về phim, có lẽ là vì phim hơi lạm dụng cảnh cháy nổ quá, xem lâu hơi mệt.

Thiết nghĩ ai cũng nên xem phim này một lần, bọn trẻ tuổi cũng phải trói nó lại bắt đi xem, không thì suốt ngày dí mũi chơi CoD rồi đòi đánh Tàu, gõ bàn phím đòi dẹp loạn thiên hạ.

(Viêt vội) Đường Đua- Đua có vạch còn biết ngừng biết nghỉ, đua với Đời đua tới chết thì thôi

(Viêt vội) Đường Đua- Đua có vạch còn biết ngừng biết nghỉ, đua với Đời đua tới chết thì thôi

Một trong những bộ film Việt Nam khiến mình thỏa mãn cũng có, mà hụt hẫng và khó chịu cũng có. Thôi đọc đi sẽ hiểu.

Đó chỉ là một câu chuyện bình thường về một chàng trai mang nợ bọn xã hội đen và phải tìm mọi cách để trả. Đó chỉ là một câu chuyện bình thường về một người con đã làm phụ lòng cha mình và đang cố sức để chuộc tội. Không thực ra đây không hoàn toàn là một câu chuyện bình thường, bởi người thanh niên ấy từng chiến thắng mọi đường đua vạch trắng, cho đến khi anh vấp ngã và tổn thương vĩnh viễn bởi đường đua Cuộc Đời.

Chắc nếu khen thì nên khen cái chất noir của film, với những khoảng khắc mà màu film thay đổi đột ngột, hình ảnh trong film mang ý ẩn nhiều hơn là ý hiện. Cũng thật đáng mừng khi Đường Đua chịu đầu tư dàn đạo diễn hình ảnh và xử lý hậu trường từ nước ngoài, nên nó trở thành một film Việt Nam đậm chất Tây Phương trong thị trường film Việt năm nay. Phần hình ảnh thì không có gì để chê: ánh sáng hợp lý, góc quay hợp lý, ba chấm vì mình hết biết nhét cái gì hợp lý vô cho đủ 3 ví dụ của một bài văn roài :))

Một lần nữa, Phạm Anh Khoa lấn sân màn ảnh rộng, từ sau Mỹ Nhân kế, thì khả năng diễn xuất của anh ngày càng ổn hơn, diễn có hồn hơn, đúng chất bặm trợn tough guy (một điều ít thấy đối với main char của film VN dạo gần đây, tui biết tui hơi kỳ thị film VN nên bạn không cần comment lại điều này). Lộc là một cựu vdv điền kinh, sau thất bại thì bỏ ngang và nợ nần chồng chất. Cái khí chất của một vdv khiến anh có thể trự vững được với đời, nhưng cũng với cái khí chất của một ngôi sao ấy, bước ra đời thực anh thấy cuộc đời thật tàn nhẫn và vô lương.Vai phản diện- tên xã hội đen máu lạnh đồng bóng của Nhan Phúc Vinh cũng là một bước tiến đáng kể khi đạo diễn film VN dạo gần đây đã quyết định đưa tuyến phản diện nghiêm túc và đáng sợ, có trọng lượng hơn ngày trước. Giữa đám đổ tể dơ bẩn cục súc, Hải lại xuất hiện như một quý ông thanh lịch và lãnh đạm, che giấu được cái điên cuồng chỉ chực chờ bộc phát của mình. Mà nói gì thì nói, cuối cùng hai vai này vẫn không qua được một vai rất phụ mà chả phụ chút nào củaTrung Dân- cha của Lộc, một người cha già không vì bệnh tật mà mất đi cái thông thái và bản năng bảo vệ con của mình(Cũng không thể trách được vì trong dàn cast thì TH lâu năm và cũng nhiều kinh nghiệm nhất)

Chắc là đã đủ cho phần khen và làm vừa lòng người thân của đoàn làm film, cho phép những dòng tới đây là những chê bai của mình về film, không phải vì nó vốn dĩ là một bộ film tệ, mà vốn dĩ nó có thể khá hơn nhiều. Có tiết lộ một chút nội dung của bộ film (xem cũng được không xem cũng không sao bởi biết cũng được mà không biết cũng không khiến bạn thấy film hay hơn):

Cốt truyện hoàn toàn không ổn. Ok đồng ý là cái kiểu 2 câu chuyện song song với nhau không hiếm, nhưng nhét một cái khối xanh xanh bí ẩn gì đó vào một câu chuyện đậm thriller thế này liệu có ổn không? Rồi thời lượng và đầu tư dành cho cái khối xanh xanh đó lại quá sơ sài, quăng vào một câu đợi phần 2 sẽ rõ và nghĩ là câu khách được à? Cũng như quăng quả sơ ri vào nồi lẩu rồi nói Mày ăn hết nồi lẩu đi tao cho cái bánh để gắn trái sơ ri vào vậy. Rốt cuộc thì cái khối xanh xanh đó là gì mà khiến nhân vật nào nhìn thấy nó cũng sợ hãi? The Cube, Adamantium của Wolverine hay chính xác hơn là quần đùi của Hulk?

Xem cả film thực tế không thấy được cái mà đạo diễn muốn truyền tải, mà chắc là do cái muốn truyền tải cao siêu quá mà tầm nhìn mình thì hạn hẹp, chỉ thấy được Đường Đua là một món ăn chưa chính, một quả sơ ri cắm trên nồi lẩu. Cuối cùng thì, Lộc thua trên trường đua ngày ấy, giờ ấy cũng bất lực ở trường đua của cuộc đời. Và quả thực anh đã chạy, anh nhanh nhất film, nhưng rồi cuối cùng nơi duy nhất anh chạy đến là ngõ cục. Nói ra thì khá giống cái kết của No Country For Old Men, nhưng cái cách thể hiện không làm mình cảm nổi điều đó.

Có lẽ đó là đối với Hải, có lẽ là đối với một kẻ độc ác khó hiểu như thế lại chết như một kẻ tầm thường? Lúc đầu Hải ngăn chặn tên hiếp dâm Na, chúng ta tưởng hắn buôn gái và hắn cần gái trinh. Nhưng sau đó mới biết hắn chỉ cần nội tạng, vậy việc hắn cứu Na thể hiện cái tôi nào trong Hải? Tại sao hắn phải chôn sống Na, trong khi hắn chỉ việc mọi toàn bộ nội tạng ra là được rồi, cũng là do bản tính điên loạn của hắn hay là sạn của kịch bản? Ý nghĩa đằng sau những nụ cười điên dại có phần kịch tính quá đáng là gì? Hay chỉ đơn giản là từ sau hiệu ứng của The Dark Knight, mọi diễn viên đều cố gắng biến vai phản diện của mình thành 1 tên hề điên loạn dẫu kịch bản không yêu cầu thế?

Nhiều câu hỏi quá!

TV Series và những gì tôi học đc

TV Series và những gì tôi học đc

Chắc đây là lần thứ 3 tôi gõ lại những dòng này, cơ bản vì cho tới giờ tôi vẫn quá tâm đắc với nó:” Một TV series bất kỳ của Mỹ dạy tôi nhiều thứ về tình yêu và cuộc sống hơn 12 năm học sinh và 4 năm đại học”. Câu chữ không chính xác lắm nhưng đại loại là thế.

Trước đây khi nghe thầy giáo người Canada nói với chúng tôi rằng: “Người Việt Nam có thói quen đánh đồng người phương Tây là người Mỹ, người Canada không thích bị nhầm lẫn với người Mỹ”. Chúng tôi hỏi tại sao, và ông ấy chỉ trả lời bằng một câu hỏi khác “Thế người Việt Nam các bạn có thích khi bị nhầm lẫn với người Trung Quốc không?” Thú thật là lúc đó tôi không hiểu ẩn ý của câu nói đó lắm, và tôi hỏi những người bạn đi du học thì họ cũng bảo Làm gì có chuyện đó. Tới khi xem vài tập đầu của How I Met Your Mother-Có thể xem nó là sitcom người lớn đầu tiên mà tôi xem, tôi mới hiểu văn hóa thì không phải cái gì cũng hiển hiện, có những cái ngầm sâu chỉ người Mỹ và Canada mới hiểu, cũng như chỉ người Việt với người Trung Quốc mới hiểu. Robin trong HIMYM là một cô gái người Canada, và cứ ít nhất thì cứ một tập cô ta lại là đề tài mỉa mai của cả nhóm, Canada jokes. Tất nhiên là vui là chính thôi chứ cũng không có ý xúc phạm gì, cũng như gay jokes thôi hay black guys jokes vẫn nhan nhản trong movie đấy thôi, cái chính là người ta chú ý đến cái sự châm biếm hóm hỉnh chứ không phải là “tự hào giống nòi”.

Hay như Heroes, mà trong đó nhân vật Hiro là nguồn chính để khai thác văn hóa Mỹ, nói đúng hơn là văn hóa geek. Nếu bạn chưa biết thì geek dùng để chỉ những fan cuồng các sản phẩm điện ảnh và truyện tranh có liên quan đến siêu anh hùng, so sánh tương đồng thì có otaku của Nhật Bản. Cái hay là Hiro của chúng ta là người Nhật, xứ sở của những thứ cao siêu nhất cũng như những thứ “biến thái” nhất (Công nghệ và hentai, cool huh? ), mặc nhiên anh ta vừa là geek, lại vừa là otaku. Anh ta thích Spock, một nhân vật trong loạt film Star Trek, và thường xuyên có những phân đoạn mà anh reference về nhân vật này, nhưng mình nghĩ với dòng TV series về film truyền hình này thì đa số đã có kiến thức cơ bản về những khái niệm như superheroes, supervillains (siêu ác nhân, siêu phản diện, cũng là kẻ ác nhưng vì hắn đối đầu với siêu anh hùng), archnemesis (kẻ thù không đội trời chung). Và nói luôn là geek cũng rất ghét khi bị đáng đồng với nerd-hình ảnh thường thấy là những đứa đầu to mắt cận có vẻ loser chỉ chăm chăm vào học. Một geek có thể có phong cách thời trang tốt, quan tâm đến vẻ ngoài cũng như đi tập gym mỗi ngày, ở Mỹ đó là chuyện bình thường.

Ngoài ra, TV series của Mỹ cũng như các nước phương Tây còn nhằm mục đích giúp người trẻ tiếp thu kiến thức thường thức tốt hơn. Ngoài series The Big Bang Theory là để truyền đạt kiến thức khoa học rõ mồn một, các bạn nghĩ gì khi tôi bảo Breaking Bad dạy bạn Hóa học, Criminal Minds và CSI là về tâm lý học tội phạm, HIMYM là về luật cũng như nhân sinh quan trong các mối quan hệ, Dexter là về giải phẫu pháp y,Prison Break dạy bạn về kỹ thuật Management, planning skills và leader skills; American Horror Stories và Supernatural thì phần lớn dựa trên những urban legends (truyền thuyết đô thị), creepypasta cũng như những câu chuyện về kinh thánh, sử thi và thần thoại. Cơ bản là nhà sản xuất cũng hiểu một chân lý:” Học ở trường chán chết!”

Thay cho lời kết là một ví dụ cụ thể về 2 sitcom khá nổi với giới trẻ hiện nay, bởi tính dễ xem và dễ nghiện của nó: How I met your mother và The Big Bang Theory. Chắc các bạn chưa biết, fan Star Wars và fan Star Trek trước tới nay không ưa nhau, cũng như fan DC comics và Marvel comics. Thật trùng hợp là writers của HIMYM là fan cuồng của Star Wars, còn writers của TBBT là fan cuồng của Star Trek. Nếu để ý kỹ thì bạn sẽ thấy trong phòng của Barney có một phiên bản của chiến binh Storm Trooper, một biểu tượng của dòng Star Wars, bản thân HIMYM đề cập rất nhiều đến những bộ film cũ như Dirty Harry, Lethal Weapon, Die Hard,… nhưng references về Star Wars là nhiều nhất, tương tự như trường hợp của TBBT. Thỉnh thoảng trong cả 2 series chúng ta lại thấy những câu thoại mỉa mai dòng film của đối thủ, và nếu không hiểu rõ về pop culture của Mỹ, bạn sẽ không thấy cái hài và cái duyên của nó. Bản thân các writer khi thổi hồn cho nv của mình đều cố gắng lồng ghép một nhân vật trong dòng film yêu thích vào họ. Barney trong HIMYM và Sheldon trong TBBT là những trường hợp như vậy. Barney trong một vài tập film có bắt chước những cử chỉ và câu thoại của Darth Vader- nhân vật phản diện chính của Star Wars, cụ thể nhất là cái đoạn anh ta “hồi sinh” sau khi bị bạn gái đầu tiên bỏ rơi là nhái lại ending của Star Wars 3: Revenge of the Sith. Hay như Sheldon là một phiên bản mượn hình tượng của Spock, với cách mà cậu ta nói chuyện, giao tiếp với mọi người, có vài lần cậu còn làm động tác chào của người Vulcan nữa.
Tóm lại là vậy :3

How I Met Ted, Barney, Robin, Lily and Marshal :)

Cũng lâu quá rồi nhỉ, cũng ra được season 8 rồi cơ đấy

*trại hè càng vui thì khi kết thúc càng buồn*

Tôi từng nói bất cứ series film truyền hình Mỹ nào cũng có thể dạy tôi nhiều thứ về tình yêu và cuộc sống hơn 12 năm học sinh và 4 năm đại học, mà nói ko ngoa thì How I met Your Mother (HIMYM) là một ví dụ điển hình nhất

Một trong những sitcom hay nhất mà mình từ xem (thực ra mình cũng ít coi sitcom người lớn nên không đánh giá được), một series gần như không có tính cao trào bi tráng nhưng hớp hồn gần như cả thế hệ người Mỹ (không trách được vì một số khu vực nước Mỹ không có kênh Star World hay internet).

Tình bạn? Đó là một câu chuyện về tình bạn đẹp nhất mà tôi từng biết, đến mức tôi từng nghĩ một nhóm bạn lý tưởng phải gồm những thành viên như sau: một cặp đang yêu đóng vai trò làm quân sư tình ái cho cả nhóm, một thằng cha bề ngoài thì đểu giả, nhưng nội tâm phức tạp, thông minh nhưng bốc đồng, và ẩn sâu trong cái vẻ trải đời thì hắn vẫn là một thằng thích sưu tập action figure và fan cuồng Star Wars, một cô gái có mối quan hệ tình ái phức tạp và thiếu nghiêm túc (có thể cô ấy còn là người tình cũ của bạn nữa), và bạn- nhân vật trung tâm trong câu chuyện về cuộc đời mình. Không phải kiểu bạn suốt ngày tâng bốc hay dè bỉu nhau, một nhóm bạn thân sẵn sàng đấm một phát vào mặt bạn, mỉa mai bạn với cái lý thuyết tình cảm sến súa của bạn, không thèm tỏ ra quan tâm với những câu nói đùa nhạt nhẽo của bạn; nhưng sẵn sàng quay ngược đầu xe từ hàng trăm cây số, mời bạn một ly bia lạnh, chỉ để biết rằng bạn vẫn ổn.

HIMYM còn dạy tôi về tình yêu. Có lẽ bạn không quan tâm, nhưng trong cái series ấy đầy rẫy phép ẩn dụ và hình tượng hóa. Xét kỹ, mỗi thành viên trong nhóm bạn đại diện cho một nấc đi trong cuộc đời. Barney là khi bạn còn trẻ, bạn sung mãn và bạn vừa trải qua một sự phản bội, bạn lạnh lùng và bớt tử tế hơn, tỏ ra mình là một kẻ bất cần đời hơn, nhưng không thể giấu đi cái sự thật bạn vẫn là một thằng khốn tốt bụng. Marshall là khi bạn đã là người đàn ông của một gia đinh,bạn bắt đầu phải cân nhắc về nhiều thứ, và ước mơ không còn là lựa chọn nếu nó không làm ra tiền để nuôi người vợ đáng yêu của bạn. Và các bạn nữ đừng phủ nhận nhé, hiện tại, quá khứ hoặc trong tương lai, các bạn đã từng là một Robin trong chuyện tình ái; hoặc muốn thử cảm giác ấy, cho tới cái ngày mà bạn “xách quần áo theo trai”, khăn gói theo chồng và trở thành một người vợ, một Lily. Ted là bạn trong thời điểm hiện tại, không chỉ là đối vớiđàn ông mà còn đối với phụ nữ, khi chúng ta rơi vào những mối quan hệ phức tạp, dễ tới dễ đi, và trong thâm tâm luôn hy vọng người tiếp theo sẽ là “the one”, “cô gái mang cây dù vàng”, nhưng chúng ta hoàn toàn không hề nghiêm túc trong chuyện hôn nhân.

Nói ngắn gọn, người ta không xem film chỉ để biết vợ Ted là ai, còn là để xem hành trình tìm cha của Barney, mà bản thân cái việc ấy cũng là để ẩn dụ cho việc anh muốn tìm nơi dừng chân, nơi hạ cánh sau những chuyến bay dài. Hay như Marshall phải lựa chọn: cứu lấy môi trường và tay trắng, hay có thật nhiều tiền để lo cho gia đinh và phản bội ước mơ của chính mình. Cuối cùng thì thứ đến sau vẫn là thứ tốt nhất.